Miếu vo (#1)



Miếu vo (#1)

An Hoang Trung Tuong
Phóng-sự 2008-09-30 09:27:00

LƯU Ý: MỌI SAO CHÉP PHẢI GHI RÕ NGUỒN VÀ TÁC GIẢ

Ở Bắc Lừa Trung Tướng biết hai ngôi miếu vo nủi tiếng. Một tại Hà Nội Thủ Đô Văn Vật, một tại Hải Phòng Phố Cảng Thương Yêu.

Gọi miếu vo, vì ở cái chỗ đáng nhẽ có một cổ miếu mái cong dưới vòm đa búp đỏ thì chẳng có mẹ gì thậm chí một thềm gạch loang rêu. Ngày dầm mồng một Lừa tụ tập nơi ý khấn vo vái vo đứa nọ chầu đít đứa kia, thành tâm tín tính như thể miếu được xây tuyền bằng hiến pháp và thắp sáng bằng tư tưởng Mao Dè Tung.

(1) Miếu Hai Cô

Miếu Hai Cô nằm bên ngã tư hai con phố cũ Hàng Đẫy và Hàng Bột, Hà Nội Thủ Đô Văn Vật, ngoài rìa tường di tích được quảng cấu già cỗi ngất ngư, Quốc Tử Giám, Hàn Lâm Viện Hoàng Gia ngàn năm tuổi xây hồi hai thế kỷ trước. Lưu ý Ngàn Năm và Hai Thế Kỷ là các khái niệm không đồng nhất, dưng điều đấy điếu có nhiều ý nghĩa tại Xứ mà quả bánh chưng cũng được đắp điếm thành quốc bẩu.

Các binh sĩ điếu cần tìm phố Hàng Đẫy mấy cả Hàng Bột trên bản đồ Hà Nội Thủ Đô Văn Vật nhế. Chúng được đủi qua tên lãnh tụ đã trăm năm rùi. Lưu ý Trăm Năm không nhất thiết là trăm năm. Đời nầy cái điếu gì không giả tạo chứ, một xíu hoặc tuyền phần?

Sử sách Lừa chẳng chép lấy một dòng về Miếu Hai Cô, dù nó là ngôi miếu thiêng nhất Thủ Đô.

Miếu Hai Cô có tự bâu giờ?

Một bác già Hà Nội Gốc Nghệ tóc trắng phớ phủ vai dáng nghệ bẩu rầng Miếu được xây từ 1974 sau cú chết chẹt bét nhè của một tay liền ông đen đen gầy gầy bận áo bu-dông Nga tuổi chừng bốn sọi dưới làn bánh sắt tầu điện tuyến Bờ Hồ Hà Đông khi ý vưỡn là một tàn tích thực dân hữu dụng thảm hại duy nhứt Đông Nam Á. Lưu ý 1974 có thể là 1973 hoặc 1975, năm tháng trong văn chương Trung Tướng chỉ nhằm minh họa, điếu nhất thiết khác sự thực, và điếu mang nhiều giá trị thẩm mỹ, đàng nầu ta chả muốn quên mẹ nó đi?

Dù nhớ rõ ông thánh chết nhằm giờ Hoàng Đạo là một anh mẹ gì Đen Gầy Bận Bu Dông, bác già Nghệ lại sơ ý điếu nhớ anh ta chúi vầu bánh tầu điện cách nầu. Anh tự tử hay bị sát hại, tai nạn? Anh chết đắp chiếu tại chỗ hay được đưa vầu bịnh viện rùi mới thăng?

Bác già Nghệ lập luận, rầng theo cổ tục, chỉ dững trinh nam thục nữ gặp tai nạn bất thường chết tức khắc, tỷ như sét uýnh cháy thui, cây rớt bể thóp, đá văng nát dái, vưn vưn vưn vưn, tóm lại là bị Giời Đánh, thì mới đủ thiêng để quần chúng dựng miếu thờ. Từ đó bác suy ra anh Đen Gầy Bận Bu Dông đích thị tên Hai Cô, đang nghiền ngẫm sự đời ngang trái thì ngã tọt trúng bánh tầu điện, chết luôn không kịp rắm mắt.

Dù tầu chẹt không giống Giời Đánh, và Hai Cô không giống cái tên Lừa, chiện bác Nghệ vưỡn oan khốc phết, lô-dích phết. Miếu xây sau đó ba tháng, bác bẩu thế, đúng nơi đồng chí Hai Cô bị chẹt chết.

Một bác già Hà Nội Gốc Mường tóc trụi dáng lãnh tụ lại bẩu rầng Miếu được xây từ 1934 sau cú nhảy tầu ngờ nghệch ngã dập gáy chết tươi của hai nữ sinh áo dài tím nồng nàn đài các tuổi chừng mười lăm mười bảy, cũng tại đoạn đường vòng tuyến tầu điện Bờ Hồ Hà Đông như đồng chí Hai Cô. Lưu ý 1934 có thể là 1924 hoặc 1944, lý do đã dẫn.

So với chiện bác Nghệ, chiện bác Mường rõ là oan khốc hơn, lô-dích hơn. Một anh già được thay bằng hai em trẻ. Chết bẹt đầu bởi tầu điện cán được thay bằng chết dập gáy bởi trượt tầu điện. Quá lô-dích và oan khốc. Miếu xây sau đó ba tháng, bác Mường bẩu thế, đúng nơi hai nữ đồng chí Áo Tím bị ngã chết. Tên Miếu Hai Cô cứ vậy mà thành.

Dưng thực tế, chiện lại điếu đúng như bác Mường mí cả bác Nghệ đơm đặt. Học giả mà, bác điếu nầu chả đơm đặt.

Trung Tướng có thời vun xới một em bé ngoan hiền Hà Nội Gốc Hà Nội, nhà ở số 10 Hàng Bột. Các đồng chí đừng mất thì gian điều nghiên quả nhà đó và em bé đó, bởi tên tuổi số má trong chiện Trung Tướng chỉ nhằm minh họa và không nhất thiết khác sự thực. Em ẻm tên Gái Nghèo.

Ông nội Gái Nghèo là kỹ sư hoặc luật sư hoặc cái mẹ gì không nhớ lắm, làm công cho các chủ tư bẩn cả Lừa cả Phớp nhiều năm trước khi đột nhiên thành thằng phản động tay sai thực dân Phớp sau cú xoay lộn cơ cấu thượng tầng hùng vĩ tháng Mười Mấy năm 19 Năm Mấy. Tội tay sai của Ông được trung ương khẳng định qua việc Ông sở hữu chuỗi nhà dài thượt từ số 6 đến số 14 Hàng Bột, vốn cho quần chúng cần lao thuê suốt cả chục năm Phớp Thuộc với biểu phí vô cùng xôi thịt như chính Ông thừa nhận trong các lần kiểm thảo trước Ủy Ban Hành Chính Khu Phố thời 19 Sáu Mấy, tới tận lúc chuỗi nhà mặc nhiên về tay Không Ai Sất với giá Không Xu Nào. Đồng chí Không Ai Sất là thằng mẹ nầu? Không Xu Nào bằng bâu nhiêu? À đây là dững danh ngữ nhạy cảm, ta sẽ giở lại dịp khác.

Đại gia đình Gái Nghèo, gồm ông bà nội, cô chú bác ruột dâu rể, anh chị em họ, tổng cộng chừng năm chục mạng, như mọi gia đình Lừa phản động tay sai, được thuê lại một nửa của một trong số các căn nhà của mình với biểu phí vô cùng rác rến, tương đương 30 ký-lô-gam gạo mỗi tháng. Đồng chí Không Ai Sất quả là hào phóng.

Lúc Trung Tướng chăn Gái Nghèo, thì ông nội em ẻm đã già quắt, và sa sút ngang hạng ăn mày. Ông không đi ăn mày chỉ bởi Ông mặc cảm tay sai phản động. Ăn mày là một giai cấp khí phách không chứa chấp bọn phản động.

Trung Tướng quan tâm ông nội Gái Nghèo nhân gặp Ông lòng khòng khấn khứa trước Miếu Hai Cô một chiều xa xa lắm. Ông tủi thân như một con ngóe què, ba-đờ-xuy tả tơi, dững ngón tay nhàu nhĩ như thể chúng chưa bâu giờ được vê dững tờ xiền đủ mua ba bìa đậu. Miếu đã bị đồng chí Không Ai Sất phá từ lâu, chỉ còn dấu nhang đen ám bờ tường Hàn Lâm Viện.

Về sau nầy, khi Gái Nghèo mất trinh bởi Thằng Khác rùi thành vợ Thằng Khác Nữa, Trung Tướng vưỡn hay tìm ông nội em ẻm, đòi nghe dững cổ tích Hà Thành vằng vặc như vừa xảy hôm qua hôm kia mà nhoáng phát đã trải trăm năm.

(Thôi dừng phát đi chơi phò đã, mai bốt tiếp)

(@2008)



334 Comments. Page: 1 2 

Comments