SCIC, tập đoàn kinh doanh vốn nhà nước



SCIC, tập đoàn kinh doanh vốn nhà nước

An Hoang Trung Tuong
*Kinh-tế 2008-06-03 02:02:00

LƯU Ý: MỌI SAO CHÉP PHẢI GHI RÕ NGUỒN VÀ TÁC GIẢ

(i) SCIC là cái điếu gì?

Khi cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh, thì thể nào nhà nước cũng còn một tỷ lệ kha khá vốn, thường là 51%. Trước khi có SCIC, phần vốn này do một tên trong ban giám đốc doanh nghiệp cũ đại diện, lãi từ đó nạp thẳng vào kho bạc.

Để quản chặt và có kế hoạch các khoản vốn sau cổ phần, thì SCIC được thành lập. Đây là chủ trương hợp lý.

SCIC chẳng có vốn pháp định mẹ gì cả, khác với các công ty bình thường, ti nhiên vốn điều lệ của nó được trung ương ấn định quãng 15 ngàn tỷ đồng.

Từ giờ giở đi tất cả các doanh nghiệp có vốn nhà nước mặc nhiên coi SCIC là chủ của lượng vốn đó. Và khi trung ương có thừa chút tiền, thì lại cấp cho SCIC một tí để tăng vốn lưu động. SCIC cũng có quyền vay ngân hàng vô tư, tiền xúc thẳng mẹ từ kho bạc luôn.

Như vậy có thể thấy SCIC là một siêu công ty, tiền tủng của nó bao la tràn trề.

(ii) SCIC hoạt động như thế điếu nào?

Cái này các đồng chí chịu khó gúc trên mạng. Lười là một tính xấu không được Trung Tướng ủng hộ.

(iii) SCIC thọc tay vào thị trường chứng khoán

Quả trung ương bỏ ngoài tai chỉ thị của Trung Tướng và nhất quyết bẩu SCIC bỏ tiền cứu thị trường chứng khoán là một hành vi rất bựa.

Nếu các nhà hoạch địch chính sách của trung ương đọc được, thì hãy cố nhớ lấy rồi xem lại khi mọi sự đã qua.

Việc đồng ý để SCIC tung vốn mua một số cổ phiếu trong cái gọi là giải pháp cứu thị trường là một hành động ngu xuẩn, nếu không nói thẳng ra là đần độn nhất mà một tên buôn cò con có thể nghĩ được.

Chức năng của SCIC là gì, nếu không phải là bảo toàn vốn nhà nước? "Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước" là một cái tên đầy ẩn ý, chứa đựng những toan tính của những kẻ lập ra nó.

Việc kinh doanh vốn nhà nước (tức là vốn của dân) dứt khoát không phải là nhiệm vụ chiến lược của SCIC, nếu lập lờ, SCIC sẽ dễ dàng bị thao túng cho các mục đích đen tối.

Là một siêu tập đoàn quốc doanh với nguồn vốn coi như không giới hạn, đáng ra SCIC phải có chức năng tương đương Ngân Hàng Nhà Nước trong hệ thống ngân hàng, nghĩa là chỉ quản lý mà không kinh doanh.

SCIC chỉ cần thò tay vào thị trường chứng khoán, tức thì nền kinh tế lại quay về thời bao cấp, nói theo chữ bình dân là vừa đá bóng vừa thủi kèn, giống như các Bộ ngày trước.

Ai có thể khẳng định khi mua chứng khoán thì SCIC không bị lỗ? Việc mua chứng khoán ngoài thị trường khác với việc cổ phần hóa một doanh nghiệp. Khi công ty cổ phần có vốn của SCIC bị thua lỗ, SCIC có thể can thiệp bằng cách thay đổi nhân sự, và cái quan trọng là sự thua lỗ chỉ xảy ra sau một thời gian dài hàng năm. Mua chứng khoán thì khác nhiều.

Nhưng đấy chưa phải là mấu chốt. Mấu chốt ở chỗ cái sự lỗ của SCIC trong thời điểm này có thể bị lợi dụng. Mấy thứ trưởng còn bị bỏ tù vì tham nhũng (đấy là công khai trên báo), thì tổng giám đốc SCIC có chắc sẽ sạch ngoan? Hơn nữa sự tham nhũng quả này sẽ cực kỳ tinh xảo, hầu như không thể kiểm soát.

Đơn giản chỉ cần thông tin cổ phiếu nào được mua, và mua với số lượng bao nhiêu lọt ra chợ, là thị trường sẽ có một vụ tháo chạy kinh hoàng gấp nhiều lần trước đấy. Liệu SCIC có đủ tiền mua tất cả cổ phiếu dư bán trên sàn niêm yết?

Mà ai dám chắc thông tin của trung ương sẽ được giữ kín? Chỉ cần đồng chí Lai bạn thân Trung Tướng ký xong danh mục chứng khoán sẽ mua, là các nhân viên thân tín của đồng chí ý (và vợ con đồng chí, và cả vợ con cấp trên đồng chí, tất nhiên) sẽ gom các cổ phiếu lại, rồi hôm sau ngon lành bổ xung thêm dăm tỷ vào hầu bao vốn đã ngập ngụa ty tỷ tỷ tiền.

Dường như giữ bí mật đếch phải là thói quen của Lừa, có tên Khoai Tây nào đó đã nói vậy. Thông tin mật sau khi được các nhân vật tay to tận hưởng, thì thể nào nó cũng bắn ra chợ giời, hoa thơm mỗi thằng hít một tí.

Những cổ phiếu nào không được mua sẽ chính thức ra đi không hẹn ngày về. Kho giấy chùi đít của mỗi nhà đầu tư lại có thêm một chút hiện vật.

Vậy thì trung ương phải làm cái điếu gì?

Thực tế cho thấy mọi liệu pháp sốc cứu thị trường tài chính trong khủng hoảng đều vô ích, trừ các biện pháp phát xít kiểu đổi tiền hay tịch thu gia sản. Vướn đề là phải làm từ từ theo kế hoạch nhất quán.

Làm như thế nào? Hẹn bài khác nhé.

(@2008)



4 Comments. Page: 1 

Comments