Vietnam tattoo (Vietnam sămtrổ)
Vietnam tattoo (Vietnam sămtrổ)
Sweet Hoy
Fiction 2013-10-22 13:28:00
Vietnam sămtrổ
Photo Unknown. Source Somewhere In The Net
Saochép nhậtký hànhtrình của Marco Polo, một duđãng Venezia lừngdanh (*1). Đảmbảo mọi sựkiện trungthực.
(1)
Chúng tôi tới vịnh Halong ban đêm (*2). Dù người hoatiêu kiêm thôngngôn của chúng tôi, anh Tampao gốc Hantooc, đã cảnhbáo những nguyhiểm quanh khuvực, tôi vẫn không ngờ nó phứctạp quá (*3).
Núi đá nhọn mọc khắp biển, chọc thẳng từ đáy nước, như cactus samạc Bắc Phi, càng lúc càng dày, và chúng tôi không dám bơi tiếp (*4).
Tôi hỏi Tampao còn bao xa sẽ gặp khóm dânsinh gần nhất. Anh đoán 30 dặm, một bán-đảo không-tên, thuộc caiquản của một ông quan Jaochi (*5).
Tôi trasoát đồbản hảihành, không thấy địadanh Jaochi. Đó phải là một chưhầu của tỉnh-quốc Hainan hoặc tiểu-quốc Campa (*6).
Tôi không thường ghé những thươngcảng vôdanh. Tại đây các anh rất khó bán len, vang, hay hỏa-pháo, cũng khó buôn đồng-hun hay bạc-đúc lấy hạt tiêu và lụa tằm (*7). Dânsinh vôdanh thậmchí không ăn pasta, không chăn dê cừu, và ngủ chung cùng lợn (*8).
Nhưng tôi thích Halong. Biển đêm chói lântinh bởi những ông sứa lưng rộng như giường vua, tôm-hùm bò langthang mép cát.
(2)
Quan Jaochi tên Tang, Tran Quoc Tang. Ông nói ông là con một côngtước đạivương, tên Tuan, Tran Quoc Tuan (*9).
Tuan là hoàngthân, chú vua, nhưng uydanh hơn cả vua. Tang nói Tuan từng đánh 50 vạn quân Kubilai Khan chạy tungtóe (*10).
Tang cao chừng 5 phút, nặng chừng 150 cân. Nhưng sosánh dânsinh bìnhquân, ông vạmvỡ (*11).
Tang săm tattoo kín người, như tậpquán trángniên Jaochi.
Tôi đoán dân Jaochi ham sămtrổ vì họ không mặc áo hay quần. Tang quấn khố vải, đànông khác dùng khố dừa. Đànbà cũng khố dừa, nhưng choàng thêm robe đan bằng lá tre khô (*12).
Tang săm không đẹp. Trông ông như mảnh da hổ rách. Mặt ông săm dạng hổ, mắt tròn đuôi-mắt xếch, mũi to bành, môi vuông (*13).
Tôi nhớ mình từng đọc một giámmục truyềngiáo Iberian. Ông quantâm bộtộc sămtrổ nam China, và nhậnxét, họ quá hoangdã để theo Chúa. Đó phải là Jaochi (*14).
(còn tiếp)
(@2010)
3506 Comments
Sweet Hoy
Fiction 2013-10-22 13:28:00
Vietnam sămtrổ
Photo Unknown. Source Somewhere In The Net
Saochép nhậtký hànhtrình của Marco Polo, một duđãng Venezia lừngdanh (*1). Đảmbảo mọi sựkiện trungthực.
(1)
Chúng tôi tới vịnh Halong ban đêm (*2). Dù người hoatiêu kiêm thôngngôn của chúng tôi, anh Tampao gốc Hantooc, đã cảnhbáo những nguyhiểm quanh khuvực, tôi vẫn không ngờ nó phứctạp quá (*3).
Núi đá nhọn mọc khắp biển, chọc thẳng từ đáy nước, như cactus samạc Bắc Phi, càng lúc càng dày, và chúng tôi không dám bơi tiếp (*4).
Tôi hỏi Tampao còn bao xa sẽ gặp khóm dânsinh gần nhất. Anh đoán 30 dặm, một bán-đảo không-tên, thuộc caiquản của một ông quan Jaochi (*5).
Tôi trasoát đồbản hảihành, không thấy địadanh Jaochi. Đó phải là một chưhầu của tỉnh-quốc Hainan hoặc tiểu-quốc Campa (*6).
Tôi không thường ghé những thươngcảng vôdanh. Tại đây các anh rất khó bán len, vang, hay hỏa-pháo, cũng khó buôn đồng-hun hay bạc-đúc lấy hạt tiêu và lụa tằm (*7). Dânsinh vôdanh thậmchí không ăn pasta, không chăn dê cừu, và ngủ chung cùng lợn (*8).
Nhưng tôi thích Halong. Biển đêm chói lântinh bởi những ông sứa lưng rộng như giường vua, tôm-hùm bò langthang mép cát.
(2)
Quan Jaochi tên Tang, Tran Quoc Tang. Ông nói ông là con một côngtước đạivương, tên Tuan, Tran Quoc Tuan (*9).
Tuan là hoàngthân, chú vua, nhưng uydanh hơn cả vua. Tang nói Tuan từng đánh 50 vạn quân Kubilai Khan chạy tungtóe (*10).
Tang cao chừng 5 phút, nặng chừng 150 cân. Nhưng sosánh dânsinh bìnhquân, ông vạmvỡ (*11).
Tang săm tattoo kín người, như tậpquán trángniên Jaochi.
Tôi đoán dân Jaochi ham sămtrổ vì họ không mặc áo hay quần. Tang quấn khố vải, đànông khác dùng khố dừa. Đànbà cũng khố dừa, nhưng choàng thêm robe đan bằng lá tre khô (*12).
Tang săm không đẹp. Trông ông như mảnh da hổ rách. Mặt ông săm dạng hổ, mắt tròn đuôi-mắt xếch, mũi to bành, môi vuông (*13).
Tôi nhớ mình từng đọc một giámmục truyềngiáo Iberian. Ông quantâm bộtộc sămtrổ nam China, và nhậnxét, họ quá hoangdã để theo Chúa. Đó phải là Jaochi (*14).
(còn tiếp)
(@2010)
3506 Comments
Comments
Post a Comment